Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

CHÍNH PHỦ******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 189/2004/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2004 

NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THÀNH LẬP XÃ THUỘC CÁC HUYỆN LẠC DƯƠNG, LÂM HÀ VÀ THÀNH LẬP HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc các huyện Lạc Dương, Lâm Hà và thành lập huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng như sau:
1. Thành lập xã Đạ Nhim thuộc huyện Lạc Dương trên cơ sở 23.993 ha diện tích tự nhiên và 2.194 nhân khẩu của xã Đạ Chais.
Xã Đạ Nhim có 23.993 ha diện tích tự nhiên và 2.194 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Đạ Nhim: Đông giáp xã Đạ Chais; Tây giáp các xã Lát, Đưng K'Nớ; Nam giáp xã Đạ Sar; Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi thành lập xã Đạ Nhim, xã Đạ Chais còn lại 34.117 ha diện tích tự nhiên và 1.560 nhân khẩu.
2. Thành lập xã Đạ Rsal thuộc huyện Lâm Hà trên cơ sở 7.770 ha diện tích tự nhiên và 4.935 nhân khẩu của xã Liêng Srônh và 706 ha diện tích tự nhiên của xã Rô Men.
Xã Đạ Rsal có 8.476 ha diện tích tự nhiên và 4.935 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Đạ Rsal: Đông giáp xã Đạ M'Rong; Tây giáp tỉnh Đắk Nông, Nam giáp các xã Liêng Srônh, Rô Men; Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi thành lập xã Đạ Rsal:
- Xã Liêng Srônh còn lại 23.890 ha diện tích tự nhiên và 3.078 nhân khẩu.
- Xã Rô Men còn lại 12.564 ha diện tích tự nhiên và 3.294 nhân khẩu.
3. Thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở 28.310 ha diện tích tự nhiên và 12.437 nhân khẩu (gồm toàn bộ các xã Đạ M'Rong, Đạ Tông, Đạ Long) của huyện Lạc Dương; 60.910 ha diện tích tự nhiên và 18.196 nhân khẩu (gồm toàn bộ các xã Liêng Srônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K'Nàng, Rô Men) của huyện Lâm Hà.
Huyện Đam Rông có 89.220 ha diện tích tự nhiên và 30.633 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Đạ M'Rong, Đạ Tông, Đạ Long, Liêng Srônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K'Nàng, Rô Men.
Địa giới hành chính huyện Đam Rông: Đông giáp huyện Lạc Dương; Tây giáp tỉnh Đắk Nông; Nam giáp huyện Lâm Hà; Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Đam Rông:
- Huyện Lạc Dương còn lại 123.070 ha diện tích tự nhiên và 16.081 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Lát, Đạ Sar, Đạ Chais, Đạ Nhim, Đưng K'Nớ và thị trấn Lạc Dương.
- Huyện Lâm Hà còn lại 97.852,49 ha diện tích tự nhiên và 133.679 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Tân Văn, Đạ Đờn, Phú Sơn, Phi Tô, Tân Hà, Liên Hà, Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng, Tân Thanh, Nam Hà, Gia Lâm, Đông Thanh, Mê Linh và các thị trấn Đinh Văn, Nam Ban.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng,
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội,
- ủy ban Pháp luật của Quốc hội,
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng,
- Ban Tổ chức Trung ương,
- Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng,
Tài nguyên và Môi trường, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, 
- Tổng cục Thống kê,
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, 
- Công báo, 
- VPCP : BTCN, các PCN, 
các Vụ: ĐP, TCCB, TH, 
- Lưu : NC (5b), Văn thư.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

Phan Văn Khải

nguồn http://thuvienphapluat.vn

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Hội Nông dân xã Đạ Nhim với chương trình nông thôn mới (19/07/2012 )
 Xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương là một xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có diện tích đất tự nhiên 24.000 ha, toàn xã có 5 thôn, 700 hộ và 3.600 nhân khẩu trong đó 90% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2011, Đạ Nhim được chọn triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm mục đích thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
Đạ Nhim được chọn là một trong 11 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh và là xã điểm đầu tiên của huyện Lạc Dương. Xác định việc được chọn làm xã điểm trong xây dựng nông thôn mới của huyện là một vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã nói chung, của cán bộ, hội viên Hội Nông dân nói riêng; Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Đạ Nhim đã sớm có kế hoạch tuyên truyền, vận động hội viên và bà con nông dân hưởng ứng và tích cực tham gia đẩy nhanh tiến độ. Vai trò của Hội Nông dân xã trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới cũng được khẳng định khi đồng chí Chủ tịch Hội là một trong những thành viên của Ban chỉ đạo. Các đồng chí chi Hội trưởng các chi Hội Nông dân là thành viên của ban tuyên truyền vận động ở các thôn. Hội viên, nông dân được xác định chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, ở Đạ Nhim các bước quy hoạch xây dựng nông thôn mới được triển khai sâu rộng thông qua các hội đoàn thể, đặc biệt là Hội Nông dân và nhận được sự đồng thuận của đông đảo hội viên, nông dân.
Phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đạ Nhim làm theo gương Bác
Cập nhật lúc 16:36, Chủ Nhật, 10/03/2013 (GMT+7)
Là xã nghèo vùng sâu vùng xa, với trên 98% hội viên là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng trong nhiều năm qua, Hội LHPN xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương đã “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng nhiều hình thức thiết thực, từ “học tập” đã chuyển sang “làm theo” bằng việc xây dựng các mô hình hỗ trợ chị em hội viên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc
Xuân về trên cao nguyên Đạ Nhim
8:58' 13/2/2013
Sắc xuân Tây Nguyên. Ảnh: Hà Hữu Nết
Giữa núi rừng bạt ngàn của Tây Nguyên, Đạ Nhim đang chuyển mình đón chào mùa xuân mới với biết bao đổi thay, không còn những mái nhà tranh nghèo bên suối, không còn những tập tục lạc hậu, đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên ở xã Đạ Nhim đang đón mùa xuân về với cái Tết khang trang, vui tươi và no ấm.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Dự án BMGF-VN đào tạo cán bộ quản lý

khai giang lop hoc du an BMGF.JPG
16 cán bộ quản lý được dự án BMGF - Việt Nam đào tạo.
 
 
ICTnews - Sáng ngày 30/9/2013, tại TP Đà Nẵng, đã khai giảng Chương trình đào tạo dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam" cho 16 cán bộ quản lý của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Chương trình do Ban quản lý dự án BMGF-VN phối hợp với Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng, cơ quan đại diện của Bộ TT&TT tại Đà Nẵng cùng tổ chức. Theo đó, đối tượng đào tạo của chương trình gồm 16 học viên là cán bộ quản lý của các Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Sở TT&TT, Thư viện tỉnh thuộc 5 tỉnh: ĐăkLăk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên và Khánh Hòa.
Nội dung đào tạo tập trung vào các chủ đề: Quản lý các chương trình truy nhập công cộng (cơ bản và nâng cao); Duy trì bền vững thông qua đánh giá tác động và truyền thông vận động (cơ bản và nâng cao).
Theo bà Nguyễn Thị Bắc, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án BMGF, mục tiêu của lớp học này là nhằm tăng cường năng lực cán bộ quản lý để hỗ trợ các cán bộ thư viện và bưu điện văn hóa xã thực hiện những chương trình và hoạt động nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại địa phương. Những kiến thức và kỹ năng được trang bị từ khóa học này sẽ giúp cho các cán bộ quản lý tăng cường năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, duy trì sự bền vững thông qua hoạt động sáng tạo, đổi mới để tiếp tục duy trì bền vững mục tiêu của dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam".
Nguồn:http://ictnews.vn/home/Nuoc-manh-CNTT-TT/115/Du-an-BMGFVN-dao-tao-can-bo-quan-ly/112056/index.ict

Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam" đạt giải quốc tế

(VP)- Vừa qua, Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam" do Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (VTF) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã được Viện nghiên cứu Khoa học, Phát triển và Truyền thông CSDMS và Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông Ấn Độ trao "Giải nhất giải thưởng quốc tế dành cho Dự án quản trị nông thôn" tại New Delhi, Ấn Độ.    
Giải thưởng này được tổ chức song hành với Diễn đàn eWorld, một diễn đàn toàn cầu của các nhà lãnh đạo hàng đầu về công nghệ thông tin và truyền thông, vừa diễn ra từ 01-03/8/2011 tại New Delhi, Ấn Độ.
 
Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam", do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, được VTF thực hiện từ năm 2009-2011 nhằm cung cấp thiết bị máy tính, truy nhập internet và các khóa đào tạo và vận động chính sách, nâng cao nhận thức về sử dụng máy tính và internet cho 99 cơ sở công cộng bao gồm: các bưu điện văn hóa xã; thư viện của các trường học và UBND cấp xã tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An và Trà Vinh.
 

                                                                          Giải thưởng dành cho Dự án
Tháng 6/2011, dự án đã tham gia đề cử giải thưởng eWorld 2011, hạng mục "Dự án quản trị nông thôn tốt nhất". Giải thưởng eWorld 2011 bao gồm nhiều hạng mục, trong đó tập trung vào vinh danh các sáng kiến, dự án liên quan tới công nghệ mới, phát triển nông nghiệp, quản trị nông thôn, quản lý đô thị và quản lý tài chính.
 
Với hơn 150 dự án, sáng kiến trên toàn cầu từ Ấn Độ, Malaysia, Nepal, Sri Lanka, Ai Cập... đã tham gia đề cử ở tất cả hạng mục. Các tiêu chí lựa chọn do Ban Giám khảo đưa ra để đánh giá trao giải bao gồm: sử dụng kinh phí hiệu quả và bền vững, sự hỗ trợ của các bên liên quan; bình đẳng giới; tác động của dự án đối với các nhóm đối tượng; các sáng kiến cộng đồng và quyền sở hữu; biện pháp và tiềm năng nhân rộng sáng kiến/dự án; quy mô hợp tác.
Sau khi đề cử, các dự án phải được rà soát và trình Ban giám khảo để đánh giá. Bên cạnh đó, các dự án cũng được đăng tải công khai trên trang web eworldforum.net để các cá nhân quan tâm có thể tham gia bình chọn trực tuyến.
 

Đã có khoảng 200.000 lượt bình chọn, dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam" đã được lựa chọn trao "Giải nhất giải thưởng quốc tế cho Dự án quản trị nông thôn". Dự án được đánh giá là không chỉ tạo môi trường thân thiện, thuận tiện cho người dân sử dụng internet miễn phí, từ đó tìm kiếm các thông tin hữu ích cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần, mà còn góp phần đáng kể vào việc rút ngắn "khoảng cách số" giữa nông thôn, các vùng sâu vùng xa và khu vực thành thị.


Dự án được phối hợp với Vụ Thư viện- Bộ VHTTDL
Đáng chú ý, đây là dự án đầu tiên của Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện với sự hỗ trợ phi chính phủ, do VTF điều phối thực hiện với sự phối hợp liên ngành với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Thư viện) và các cơ quan liên quan tại tại Trung ương và địa phương."Giải nhất giải thưởng quốc tế dành cho Dự án quản trị nông thôn" đã đem về cho Dự án thí điểm "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam" niềm vinh dự lớn, thể hiện sự công nhận về mặt quốc tế thành công của dự án thí điểm. Đó cũng là một tiền đề tốt cho việc triển khai và thực hiện dự án mở rộng sau này.
 Nguồn:

GIỚI THIỆU VỀ QUỸ BILL & MELINDA GATES VÀ DỰ ÁN

           
I. QUỸ BILL & MELINDA GATES (BMGF)
    Được dẫn dắt bởi một niềm tin rằng mỗi một cuộc đời đều có giá trị như nhau, BMGF làm việc để giúp tất cả mọi người có sức khỏe dồi dào và cuộc sống hữu ích. Tại các nước đang phát triển, Quỹ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe con người và cho họ cơ hội để chính họ tự thoát khỏi nạn đói và nghèo cùng cực. Ở Mỹ, Quỹ tìm cách để đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là những người có ít nguồn lực nhất, được tiếp cận với các cơ hội mà họ cần để thành công trong trường học và trong cuộc sống. Quỹ đặt trụ sở ở Seattle, lãnh đạo là CEO Jeff Raikes và đồng chủ tịch William H. Gates Sr., hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bill và Melinda Gates, và Warren Buffett.


                              Nguồn:Bill Gates tại Diễn đàn kinh tế thế giớiDavos, 2007
 
II. DỰ ÁN NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI VIỆT NAM
     Ngày 12/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 1138/TTg-QHQT cho phép Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận, triển khai Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và tiếp cận Internet công cộng tại Việt Nam" giai đoạn 2011-2016, có tổng giá trị hơn 50,5 triệu USD, trong đó trên 33,6 triệu USD do Quỹ BMG và Công ty Microsoft (Mỹ) tài trợ. Dự án này đã được Thủ tướng duyệt về kinh phí, giao Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trong thời gian 5 năm (2011-2016). Dự án mở rộng sẽ được thực hiện tại gần 2.000 điểm truy nhập Internet công cộng là các điểm thư viện và BĐVHX ở 40 tỉnh trong cả nước.

    Mục tiêu lâu dài của dự án là góp phần cùng với các chương trình phát triển quốc gia khác của Chính phủ Việt Nam tạo cơ hội cho người dân nông thôn được hưởng lợi từ những dịch vụ do công nghệ thông tin và truyền thông mang lại. Dự kiến, sau 5 năm triển khai, Dự án mở rộng sẽ mang lại những đổi thay cơ bản cho các điểm BĐVHX và thư viện tại 40 tỉnh nhằm góp phần nâng cao đời sống của người dân thông qua việc tiếp cận CNTT hiện đại, rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng nông thôn và thành thị. Các điểm lựa chọn sẽ được trang bị máy tính, thiết bị chuyên dùng phục vụ tốt cho nhu cầu truy cập Internet băng thông rộng và tìm hiểu thông tin của người dân. Dự án cũng triển khai đào tạo cho cán bộ quản lý, đồng thời đào tạo kỹ năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet cho người dân để họ có thể khai thác các thông tin hữu ích, phù hợp, phục vụ chính cuộc sống của họ.

     Về nội dung, Dự án mở rộng sẽ tập trung cho công tác cung cấp nội dung thông tin về “Tam nông” để có thể phục vụ hiệu quả, tiện lợi nhất cho bà con nông dân và các tầng lớp dân cư sống trong các vùng triển khai dự án. Đồng thời, Dự án mở rộng sẽ kết hợp và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ và các Bộ, ngành như chương trình nông thôn mới, chương trình đưa thông tin về cơ sở. Do đó, dự án sẽ ưu tiên các xã được chọn xây dựng xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới.

     Dự án được sự đồng thuận về hợp tác triển khai của các đối tác là các Bộ ngành liên quan như Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghịêp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công An, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), lãnh đạo của 40 tỉnh cũng như sự đón nhận và ủng hộ của địa phương và người dân. Đồng thời dự án sẽ nhận được sự tài trợ của Microsoft tặng bản quyền các phần mềm sử dụng cho các máy tính lắp đặt tại các điểm thư viện, bưu điện văn hoá xã và hoạt động của dự án.
Nguồn: http://www.bmgf-mic.vn/BMGF/AboutUs.aspx